Nguồn gốc của lao động thặng dư Lao_động_thặng_dư

Marx đã giải thích nguồn gốc của lao động thặng dư qua những từ sau:

“Chỉ sau khi loài người tự nâng họ vượt lên khỏi bậc động vật, vì thế khi đó lao động của họ ở một mức độ nào đó đã được xã hội hóa, và cũng chính lúc đó trạng thái của mọi vật nảy sinh mà trong số đó lao động thặng dư đã trở thành một điều kiện của sự tồn tại của những cái khác. Trong buổi bình minh của nền văn minh năng suất mà người lao động đạt được còn thấp, nhưng những nhu cầu phát triển cùng với nó cũng vậy và chỉ là để thỏa mãn họ. Hơn nữa, ở thời kỳ đầu, tỉ lệ xã hội sống trên lao động của người khác vô cùng nhỏ so với khối lượng những người sản xuất trực tiếp. Cùng với sự phát triển của năng suất lao động, tỷ lệ nhỏ đó trong xã hội cũng tăng lên một cách vừa tuyệt đối vừa tương đối. Bên cạnh đó, tư bản với những mối quan hệ đi cùng với nó đã sinh sôi nảy nở từ một vùng đất kinh tế, đó là sản phẩm của sự phát triển. Năng suất lao động, cái mà đã phục vụ như nguồn gốc, như điểm bắt đầu của nó, là một món quà, không phải cái gì của tự nhiên, nhưng lại là của lịch sử hàng ngàn thế kỷ.”

Sự xuất hiện lịch sử của lao động thặng dư, theo Marx, cũng liên hệ đến sự phát triển của trao đổi (sự trao đổi kinh tế về hàng hóa và dịch vụ) và liên quan đến sự xuất hiện của sự phân hóa giai cấp xã hội. Một khi một sản phẩm thặng dư cố định có thể được sản xuất thì câu hỏi về đạo đức chính trị nảy sinh: nó sẽ được chia thế nào, và lợi ích của lao động thặng dư sẽ dành cho ai. Mạnh thì thắng yếu, và những thành phần ưu tú của xã hội có thể nắm quyền kiểm soát lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư của những người dân lao động; họ có thể dựa vào lao động của những người khác.

Lao động, thứ đủ năng suất để tạo ra lao động thặng dư, trong nền kinh tế tiền tệ, là cơ sở quan trọng cho việc chiếm hữu giá trị thặng dư từ những lao động đó. Cách mà sự chiếm hữu này chính xác sẽ được thực hiện được quyết định bởi những quan hệ sản xuất phổ biến và sự cân bằng quyền lực giữa những tầng lớp trong xã hội.

Theo Marx, tư bản có nguồn gốc từ những hoạt động thương mại – mua để bán – và sự cho thuê dưới nhiều loại hình khác nhau, với mục tiêu là để tích lũy thu nhập (hay giá trị thặng dư) từ giao dịch này. Nhưng, ở thời kỳ đầu, việc này không bao gồm bất kì một phương thức sản xuất tư bản nào; hơn nữa, những thương gia buôn bán và người cho thuê là những người trung gian giữa những nhà sản xuất phi tư bản. Trong suốt chiều dài vận động của lịch sử, những cách cũ để thu hút lao động thặng dư đã dần dần được thay thế bằng những hình thức thương mại của sự bóc lột.